Công dụng tuyệt với của quả mận

2015-03-14 13:49:32

Mận đỏ hay còn gọi là mận Ấn Độ, ngoài bắc gọi là quả roi là một trong những loại trái cây được nhiều người yêu thích. Với hình dáng như một chiếc chuông bé xíu, mận đỏ có vị ngọt thanh, chứa nhiều nước và chất xơ, mang lại nhiều công dụng phòng chữa bệnh khác nhau

1. Kiềm chế mức đường huyết
Mận đỏ là nguồn cung cấp jambosine, một chất alkaloid (hợp chất hữu cơ có chứa ni-tơ, được lấy từ thực vật) có khả năng điều chỉnh và thậm chí là ngăn cản quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường trong cơ thể. Mặc dù vẫn cần có những bằng chứng nghiên cứu cụ thể hơn nữa nhưng đây rõ ràng là một tin vui đối với những người đang bị hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Dù có hình dáng khá bé nhỏ nhưng mật đỏ lại chứa rất nhiều chất xơ. Do đó, bạn nên ăn loại trái cây này thường xuyên để đảm bảo cho hệ tiêu hóa luôn hoạt động trơn tru, ngăn ngừa chứng táo bón và giúp ruột loại bỏ chất thải hiệu quả hơn.
3. Chữa tiêu chảy và kiết lỵ
Y học cổ truyền của người Ấn Độ vẫn dùng hạt mận đỏ để phòng ngừa và chữa các bệnh tiêu chảy hay kiết lỵ. Bạn chỉ cần ngâm hạt mận vào trong một lọ nước đậy kín trong 5 ngày sau đó lấy hạt ra và xay nát thành bột nhão rồi uống bột này khi bị tiêu chảy hoặc kiết.
4. Ngăn ngừa ung thư
Sự hiện diện của vitamin A và C, những chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ, trong trái mận đỏ giúp chế ngự các gốc tự do, là nguyên nhân gây nên những tổn hại ở các tế bào do bị ô-xy hóa, làm gia tăng nguy cơ ung thư. Các tài liệu y học cổ truyền và kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại đều khẳng định công dụng phòng chống ung thư của loại trái cây này.
5. Thuốc giảm sốt tự nhiên
Ngửi mùi hương từ hoa mận đỏ được xem là một trong những bí quyết trị sốt từ dân gian. Hương thơm dịu nhẹ từ loại hoa này có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt còn tốt hơn cả thuốc paracetomol. Do đó, nếu bị sốt nhẹ, bạn nên thử áp dụng cách chữa bệnh đơn giản nhưng hiệu quả này.
6. Khử độc
Loại nước được sắc từ trái mận đỏ theo phương pháp cổ truyền có thể được dùng để loại thải độc tố cho thận và gan. Khi các cơ quan thiết yếu bên trong cơ thể luôn sạch sẽ, cơ thể sẽ khỏe khoắn, tươi trẻ hơn.
7. Chữa bệnh thiếu máu
Trong các tài liệu y học cổ truyền của người Ấn Độ có ghi nhận việc sử dụng hạt mận đỏ ngâm và nghiền thành bột để chữa bệnh thiếu máu rất tốt mà lại an toàn cho sức khỏe.
8. Ngăn ngừa sự gia tăng mức cholesterol
Với hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ dồi dào, mận đỏ có khả năng ngăn chặn sự leo thang của mức cholesterol trong cơ thể. Điều này góp phần làm giảm bớt nguy cơ xảy ra những căn bệnh có liên quan đến tim mạch như bệnh động mạch vành, chứng xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
9. Củng cố khả năng miễn dịch
Vitamin C có trong mận đỏ là một tác nhân hỗ trợ cho hoạt động của hệ miễn dịch. Nếu ăn loại trái cây này thường xuyên, hệ miễn dịch sẽ có thêm sức mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh viêm nhiễm thông thường như cảm, cúm, viêm họng, viêm phế quản…
10. Hỗ trợ giảm cân
Mận đỏ chứa nhiều chất xơ, không có chất béo và đường nên sẽ là món ăn vặt lý tưởng cho những ai đang theo đuổi chế độ ăn kiêng để giảm bớt trọng lượng cơ thể.
Những lợi ích khác:
Loại nước được sắc từ lá mận có thể giúp làm dịu những triệu chứng khó chịu do bệnh đau mắt gây ra.
Tốt cho não bộ và gan.
Hỗ trợ khả năng nhận thức của não bộ.
Nước sắc từ hạt mận đỏ có tác dụng giảm đau nhức trong khi đó phần rễ của loại cây này được xem là một loại thuốc chữa động kinh khá hiệu quả.
Lưu ý: Mặc dù trong y học cổ truyền vẫn sử dụng hạt và rễ cây mận đỏ để làm thuốc chữa bệnh nhưng loại cây này có chứa một số độc tố. Do đó, cũng giống như các loại thuốc khác, bạn chỉ nên sử dụng chúng theo sự tư vấn của những người có chuyên môn.
 
Theo Hồng Xuân - Amthuc365.vn

Trao đổi thông tin

Quý khách có thể dùng mẫu bên dưới để trao đổi thông tin với chúng tôi.

Authenticate image

Vui lòng nhập vào thông tin phía trên để trao đổi

Quản lý tài khoản

Trợ giúp

Giới thiệu