"Này, mẹ anh phiền thật!"

2013-08-08 11:42:03

Anh còn ngã ngửa vì không dám tưởng tượng có ngày chị lại thốt ra những lời như thế. Mấy năm sống với nhau, chị vẫn được tiếng là người nhã nhẵn, chu đáo và ý nhị.
 
Đó là câu chuyện của người vợ anh luôn cho là hiền thục và người mẹ lúc nào anh cũng kính trọng. Trước giờ, mọi thứ yên ấm, chỉ là từ khi, vợ anh về nhà sống chung, mọi việc đã đảo lộn. Tất cả cũng từ cái sự mẹ chồng nàng dâu không hợp ý nhau, không hợp quan điểm sống và không hợp cả về cách chăm con, chăm cháu.
 
Nhưng cái sự ấy cũng không đến nỗi nào nếu cả hai bên hiểu cho nhau, nhân nhượng và thông cảm. Đằng này, mẹ anh thì hiền lành, chân chất, còn vợ anh chắp nhặt từng tí, coi thường mẹ là người thế hệ cũ, người nhà quê, không hiểu chuyện của giới trẻ hiện đại. Mọi việc xấu đi từ đó. Chuyện là...
 
Chuyện kẻ về người mẹ chồng suốt ngày tranh phần chăm cháu, dùng cách dân gian để giúp cháu nhanh lớn, nhanh cao. Nhưng cô con dâu hiện đại thì lại chỉ tin vào sữa, vào thuốc, vào những cái gì gọi là... đã được khoa học công nhận và y tế kiểm chứng. Đó mới là an toàn tuyệt đối. Mẹ không 'gà mờ, quê mùa' đâu nhé, vì mẹ biết, sữa bây giờ cũng nhiễm khuẩn rất nhiều, còn cái gọi là khoa học chứng minh, có ngày họ cũng lại rút lại kết luận, và sai vẫn hoàn sai, độc vẫn hoàn độc, hại thì đã hại vào người rồi. Mẹ trung thành với cách chăm cháu dân gian. Thế nên, mẹ và con dâu không hợp nhau từ đó...
 
 
Rồi chuyện về người mẹ chồng suốt ngày hỏi con dâu thích ăn gì, nhắc nhở con dâu phải ăn uống cẩn thận thì mới có sữa cho con. Nhưng tính con dâu lại không thích người khác quan tâm mình quá, nhất là mẹ chồng. Sau một vài chuyện đã vốn không hợp, việc mẹ chồng quan tâm con dâu là điều không tưởng, đối với cô là thế. Và vì vậy, con dâu luôn cho rằng, mẹ chồng thật sự chỉ muốn tốt cho cháu của bà mà không hề muốn tốt cho con. Và mẹ nói một đằng, con sẽ làm một nẻo. Món mẹ nấu muốn con dâu ăn, con dâu nhất định không động đũa vào, đó là một cách phản kháng mẹ chồng. Nhưng mẹ chồng mặc kệ, không nói gì, cặm cụi ăn.
 
Rồi lại là chuyện về người mẹ chồng suốt ngày sắp xếp đồ đạc trong phòng con cái, rồi để  mọi thứ không đúng chỗ. Cô con dâu khó chịu, bức xúc vì những thứ muốn tìm lại khó tìm thấy, những thứ để nguyên hiện trạng thì giờ không thấy đâu. Mẹ chồng đã biết nên rút kinh nghiệm, lần sau chỉ dọn dẹp sơ sơ ngoài phòng, chăn màn chiếu gối. Nhưng con dâu vẫn không thích, vì đó là chốn riêng tư, mẹ chồng không được động vào. Cô con dâu khó chịu ra mặt, còn người mẹ ấy vẫn bình tâm, sự bình tĩnh cua một người lớn tuổi, từng trải và hiểu con cái của mình hơn bao giờ hết.
 
Chuyện về người mẹ chồng suốt ngày tha lôi các thứ ở quê lên trong khi nhà thừa tiền để mua, đầy thứ trong tủ lạnh… Con dâu không thích những đồ ăn ấy vì bảo mang đi mang lại nặng nhọc, bê tha. Rồi hàng xóm láng giềng lại nói con cái chỉ biết bòn rút của bố mẹ. Mẹ chồng thật chẳng nghĩ như vậy, vì chăm sóc con cái là niềm vui, hạnh phúc của bố mẹ. Có gì cũng muốn phần con, phần cháu. Ăn đồ ở quê tốt, ít độc hại vậy mà con dâu lại tỏ ra không cần đến, sang trọng là ở đồng tiền, xin xỏ chẳng mấy hay ho. Mẹ chồng mặc kệ, cứ làm, dâu không ăn thì con trai bà ăn...
 
Rồi một ngày, con dâu gọi điện cho mẹ khóc lóc, nói nhà không có ai chu toàn bằng mẹ. (Ảnh minh họa)
Nhưng lâu dần, cái sự khó chịu càng tăng. Con dâu không còn muốn thấy mẹ chồng nữa, vì lúc nào mẹ cũng không làm theo ý cô. Rồi mẹ chồng không ở cùng con dâu nữa…Bà dọn về quê sống cùng người chồng già của mình, an nhàn tuổi xế chiều. Có khi bà nhớ cháu da diết nhưng cũng chỉ biết gọi điện cho con trai hỏi thăm. Mọi việc đã quá căng thẳng, bà không muốn vì mình mà làm ảnh hưởng cuộc sống của gia đình con trai. Bà đành rút lui, chịu thua cuộc.

 
Thời gian trôi qua, một mình cô con dâu phải lo bao nhiêu thứ việc. Từ việc chăm con, nấu cơm, dọn nhà, dọn phòng. Cô con dâu mệt nhoài và đã có lúc nhớ tới ngày mẹ chồng ở đây, chăm con chăm cháu tận tình. Cô thuê người giúp việc, con ốm, khóc triền miên, đi làm về là nhức đầu vì con khóc đòi mẹ, đòi bú, đòi ăn, đòi đủ thứ... Dùng các loại thuốc không khỏi, con dâu nhớ tới cách trị dân gian của mẹ chồng và làm theo. Thật may, con đã khỏi bệnh, không còn quấy mẹ và khi đó, con dâu bỗng thấy nhớ mẹ chồng.
 
Rồi một ngày, con dâu gọi điện cho mẹ khóc lóc, nói nhà không có ai chu toàn bằng mẹ. Con mong mẹ hiểu và tha thứ cho sự nông nổi của con, mong bà lên trông cháu. Con không còn thấy mẹ phiền phức nữa, sự chăm sóc chu đáo, ân cần của mẹ chính là điều quý giá nhất nhưng khi đó, con dâu chưa nhận ra. Chỉ khi mẹ đã đi rồi, con dâu mới thấy quý trọng những điều mẹ đã làm vì con, vì cháu.
 
Đó là bài học quý cho những người không biết trân trọng tình cảm và sự yêu thương của người thân dành cho mình. Đôi khi thứ ở ngay bên cạnh thì không muốn cất giữ nhưng khi đã mất đi rồi lại thấy luyến tiếc và hối hận biết bao. Thật may, đó là điều có thể cứu vãn, giống như tình cảm của mẹ chồng dành cho con dâu và gia đình. Vì thế, khi ai đó bắt mình phải làm cái này, cái kia, hãy suy nghĩ thật kĩ xem vì sao người ta bắt mình làm như thế, và cần cân nhắc kĩ càng rằng, đó có thật sự là thứ tốt đẹp cho bản thân mình hay không để biết trân trọng và nâng niu. Đừng ích kỉ cá nhân, đừng vì bản thân mà phủ nhận tất cả.
Đây cũng là bài học tốt cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội vốn rất khó khăn để có một thứ tình cảm tốt đẹp giữa hai con người này.
 
Sưu tầm

Trao đổi thông tin

Quý khách có thể dùng mẫu bên dưới để trao đổi thông tin với chúng tôi.

Authenticate image

Vui lòng nhập vào thông tin phía trên để trao đổi

Quản lý tài khoản

Trợ giúp

Giới thiệu