Những thói quen biến gia vị thành ‘độc dược’

2017-10-12 11:03:31

Gia vị là thành phần không thể thiếu giúp món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nếu không cẩn thận bạn có thể rước bệnh về cho gia đình chỉ bằng thói quen nêm nếm gia vị đấy.

Khi dùng gia vị bạn hãy chú ý những điểm sau:

Muối

 Bạn đừng nghĩ rằng, muối thì cho lúc nào cũng được bởi việc nêm nếm thứ gia vị này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng món ăn đấy. Để có được chất lượng tốt nhất bạn hãy căn cứ vào nguyên liệu sử dụng cho món ăn.

Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.Nếu muốn tăng vị đậm đà cho thịt thì hãy nêm muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối.

Hãy nhớ kỹ nguyên tắc trên nếu không muốn có một bát thịt nhạt toẹt hay một bát canh với vị mặn đắng chiếm vai trò chủ đạo.

Nước mắm

Tương tự như muối, việc nêm nếm nước mắm cũng có quy tắc riêng. Nước mắm có hương vị vô cùng đặc biệt nên bạn nhất thiết không thể đun món ăn quá lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.

Đường

Khi cho đường vào các món rán hay nướng, món ăn rất dễ cháy, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Cách đơn giản nhất là trưng sẵn nước đường để dùng ngay khi chế biến món ăn thường nhật.

Bên cạnh đó, đừng bao giờ đun quá cạn món có nêm đường để tránh việc nồi bị cạn, cháy khét.

Hạt tiêu 

Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, cách an toàn nhất cho sức khỏe của bạn là cho hạt tiêu cuối cùng.

Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Tuy nhiên khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới.

Rượu trắng

 

Thời gian thích hợp nhất để cho rượu cũng phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.

Mỳ chính

Với các món có nước (canh, súp, hầm...), nên nêm mì chính 1 lần duy nhất - lúc gần bắc ra để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn.

Giấm 

Giấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.

Dầu ăn

Một sai lầm "chết người" mà rất nhiều người mắc phải là cho dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu ăn sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến. Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.

Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến các chất axit béo trong dầu thực vật bị rối loạn cấu trúc tế bào và gây đột biến gen. Chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...

Nước tương 

Không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu vì nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị. Do đó khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay. 

Theo Báo Mới

Trao đổi thông tin

Quý khách có thể dùng mẫu bên dưới để trao đổi thông tin với chúng tôi.

Authenticate image

Vui lòng nhập vào thông tin phía trên để trao đổi

Quản lý tài khoản

Trợ giúp

Giới thiệu