- Tin tức
- Nghệ thuật sống
Vì sao ở nhà nội trợ còn khổ hơn đi làm kiếm tiền
2015-12-28 14:32:05
1. Áp lực thời gian
Hầu như ai cũng căng thẳng, vắt chân lên cổ để làm mỗi khi deadline cận kề mà công việc vẫn chưa đâu vào đâu.
Ở nhà nội trợ còn nhiều deadline hơn gấp bội. Chăm cho con bữa ăn giấc ngủ để đi học không trễ giờ; học chính, học thêm các kiểu. Cơm nước giặt ủi chuẩn bị chu đáo cho chồng đi làm, đi họp, đi học nâng cao nghiệp vụ đúng giờ. Tất cả công việc phải được sắp xếp theo quy tình chuẩn, lệch một chút là rối tung.
2. Áp lực sáng tạo
Dân đi làm rất sợ những công việc đòi hỏi sáng tạo. Thời buổi công nghệ cao, mọi thứ thay đổi như chong chóng, chạy theo thiên hạ thôi cũng đủ đuối rồi nói gì đến chuyện sáng tạo.
Ở nhà nội trợ cũng điên đầu không kém, chỉ cần nghĩ thực đơn 3 bữa một ngày, mà ngày này qua tháng nọ chỉ có từng đó thực phẩm, nguyên vật liệu, cũng đã đủ điên đầu lắm rồi. Đó là chưa kể áp lực phải sáng tạo món đặc biệt trong những dịp lễ, khách khứa...
3. Áp lực từ Sếp
Dân đi làm sợ Sếp là lẽ hiển nhiên. Mà Sếp không chỉ có một. Nào Sếp trực tiếp – Sếp gián tiếp, Sếp cấp trung – Sếp cấp cao, Sếp công ty mình – Sếp bên đối tác… thể loại nào cũng phải làm hài lòng. Chỉ cần Sếp nhíu mày là trống ngực đập thình thịch. Phụ nữ ở nhà nội trợ cũng lấm lét nhìn nét mặt chồng con trong nỗi phập phồng lo sợ. Nấu ăn sợ chê không vừa miệng, quét nhà sợ chê bẩn, ủi đồ sợ chê nhăn…
Người có tiền luôn có quyền. Người đi làm đem tiền về nghiễm nhiên được quyền yêu sách. Trong khi người ở nhà cũng làm việc quần quật nhưng đời nào có được vị thế của người làm Sếp?
4. Áp lực cạnh tranh
Đã đi làm, không thể nói đến chuyện “an phận”. Ở công ty, phải cạnh tranh với đồng nghiệp để ngoi lên những vị trí cao hơn, đạt nhiều thành tích hơn. Chống đỡ những thị phi, trò chơi xấu của đồng nghiệp. Với đối thủ cũng phải cạnh tranh để sản phẩm/dịch vụ của mình luôn chiến thắng trong cuộc chạy đua lấy lòng khách hàng. Với đối tác cũng phải cạnh tranh để mình luôn thắng thế.
Ở nhà nội trợ phải cạnh tranh với những người đi làm. Phụ nữ ở nhà nội trợ thường bị lép vế so với chồng và với cả những phụ nữ khác vì không kiếm được tiền, thiếu quan hệ xã hội, hạn chế trong việc cập nhật kiến thức… Phụ nữ ở nhà nội trợ không những phải chu toàn các bổn phận trong nhà mà còn làm mọi cách để làm mới mình, không cho phép mình lạc hậu, thụ động, xấu xí nếu không muốn bị chồng lấy đó làm cớ để chán, để chê.
5. Áp lực từ những việc không tên
Đừng tưởng đi làm mới có những việc không tên, ở nhà nội trợ thì có núi công việc thể loại như thế: mới phơi đồ trời mưa phải đem vào cất, chuẩn bị nấu ăn thì phải gọi người thay bình gas mới…
Cứ mỗi lần gặp một sự cố ngoài kế hoạch sẽ kéo theo hàng loạt việc không tên. “Người ở nhà” càng phải tăng tốc và chạy hết công suất, để kịp làm tròn tất cả trước deadline do “người đi làm” quy định.
Theo Amthuc365.vn
Trao đổi thông tin
Các tin khác
- Yêu đúng người [2018-03-15 11:58:19]
- Khuyết điểm này tốt đấy chứ! [2018-03-13 11:54:25]
- Chuyện chiếc ô của vị phú thương và bài học về sự bình tĩnh [2018-03-12 14:56:16]
- Đời có số phận nhưng không có thất bại [2018-03-09 11:52:35]
- Chuyện dạy con của các đại gia, doanh nhân Việt [2018-03-07 08:46:54]
- Nỗi sợ con gái [2018-03-06 15:47:52]