Bí quyết giữ gìn giày dép như mới sau khi đi mưa

2017-10-13 09:40:32

Thời tiết mưa gió, ẩm ướt chính là những kẻ thù với hội chị em, bởi chúng là nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân đôi giày đang đi bỗng bốc mùi, mốc hay bị phom, khiến không ít chị em không thể thoải mái diện những đôi giày mình yêu thích. Đừng lo lắng vì chỉ bằng những mẹo rất đơn giản sau đây sẽ đánh bay những vấn đề của giày dép sau khi đi mưa.

Vệ sinh giày dép thường xuyên

Những đôi giày búp bê, cao gót với chất liệu da, giả da hay vải da lộn đều có những phom ôm chân, thế nhưng khi không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bể phom không còn ôm chân, hay trở nên rộng hơn. Khó chịu hơn chính là những đôi giày bít thêm ít nước mưa, mồ hôi chân khiến cho mùi khó chịu.

Sau khi bị thấm nước mưa hay vừa đi mưa về, đầu tiên các chị em rút miếng lót giày ra và hong khô trong nhà. Nếu để nguyên trong giày sẽ bị ẩm và có mùi khó chịu. Dùng vải ướt lau hết bùn đất và dùng vải khô lau lại một lượt. Đối với các chất liệu si (da tổng hợp) hay chất liệu da thật dùng bàn chải chà sát nhiều hay mạnh tay đều không tốt sản phẩm sẽ nhanh giãn ra hoặc bị trầy xước. Độn đầy giấy báo xé nhỏ vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng và thay giấy khoảng 2-3 lần (trong 1-2 ngày).

Làm khô giày

Khi giày chỉ bị ẩm thì có thể cho thêm một ít bột vôi và để qua đêm, đôi giày khô ráo và đặc biệt có thể tránh được bệnh thấp khớp.

Không nên mang giày ra phơi nắng ở nhiệt độ cao, buổi trưa vì da giày sẽ bị co cứng, gây chật, da sẽ bị gãy hoặc rách. Thay vào đó hãy đặt giày ở nơi thông thoáng (mái hiên) với ánh nắng râm mát và để giày khô tự nhiên.

Hoặc có thể treo ngược giày lên ở những nơi thông thoáng như cửa sổ, giạt góp hay gần chỗ dàn nóng máy lạnh. Tùy nhiệt độ mà để xa hay gần để có thể làm khô giày nhưng không gây ra các tác dụng phụ. Cách này thì không nên áp dụng cho chất liệu da.

Với các chất liệu nhung, vài da lộn, chỉ dùng khăn ướt mềm lau giày cho sạch vết bẩn và để khô tự nhiên. Không nên sử dụng si đánh giày rất dễ dẫn đến giày bị lem màu, không đều màu. Đối với những đôi giày có lông hay nỉ, khi bị ẩm bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp vào trong giày trong vài phút, như vậy giày không những khô mà còn ấm áp hơn.

Khử mùi hôi trong giày: Giày dùng cả ngày thường bị mồ hôi làm ẩm ướt, gây mùi hôi. Nên đặt túi đựng viên chống ẩm vào trong giày để hút ẩm và rắc phấn rôm để khử mùi. Dùng lót giày khử mùi cũng là một phương pháp tốt

Sử dụng túi đựng giày để bảo quản giày dép

Nên có hộp đựng riêng cho những đôi giày dép da. Trước khi cất giữ thì nên bôi lên giày da một lớp dầu thực vật để giúp da không bị khô và nhăn. Sử dụng túi nilon để bọc những đôi giày bạn không hay thường xuyên sử dụng cũng là gợi ý hay cho bạn.

Đối với các loại giày vải

Trời mưa các lọai giày vải sẽ bị thấm ướt và ngấm bẩn. Khi đó, nên bắt đầu vệ sinh khi giày đã khô hẳn. Vỗ nhẹ giày để bùn đất trên đế giày rớt ra, làm ướt mảnh vải sạch màu trắng, từ từ loại bỏ bùn khô dính trên mặt giày, sau đó mới tháo dây giày.

Tránh nhúng cả đôi giày vào nước sẽ làm giày bị ra màu và dễ bị nhão. Dùng bàn chải nhúng nước giặt hoặc kem đánh răng chải phần đế dơ, sau đó dùng khăn lông ướt lau sạch và lau lại bằng khăn khô. Nếu giày bị bần, nên dùng nước ấm để rửa giày, sau đó vệ sinh bằng bàn chải đánh răng cũ nhúng nước rửa chén/ nước giặt máy hoặc dầu gội đầu pha loãng với nước ấm, tuyệt đối không dùng bột giặt có chất tẩy rửa mạnh, vệ sinh từ trong ra ngoài và các cạnh khác, rửa sạch bằng nước lạnh. Nếu vết bẩn vẫn còn, tiếp tục dùng miếng rửa chén chà nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch. Nếu giày vẫn còn mùi hôi, dùng nước tạo bọt soda (tỉ lệ 1:1) xả sạch, dây giày rửa sạch bằng nước lạnh.

Sau khi đánh sạch, nhồi giày bằng miếng nhồi, khăn giấy hoặc giấy văn phòng màu trắng (không dùng giấy báo hoặc giấy in có mực), để khô chung với dây giày, không để gần lò sưởi hoặc máy đang tỏa nhiệt nóng, vì trực tiếp tiếp xúc sẽ làm cho giày bị khô nóng và nứt. Để giày ở nơi có ánh nắng trực tiếp, tránh trường hợp để ở nơi quá ẩm ướt, giày lâu khô sẽ dễ bị ố và có mùi hôi.

Những điều cần chú ý với giày dép da

Không để giày da tiếp xúc với xăng, dầu, axit hoặc kiềm vì chúng sẽ làm cho da bị ố, thậm chí gây mục nát chỗ da tiếp xúc. Đối với giày da sáp, chỉ dùng khăn ướt mềm lau giày cho sạch vết bẩn và để khô tự nhiên. Xử lý giày chất liệu giả da cũng giống như với chất liệu da lộn nhưng cần thao tác nhanh hơn để tránh hiện tượng bề mặt da dễ mốc và keo dán bị bở. Với đồ da thật, bạn nên dùng khăn khô thấm nước bên ngoài và lau bùn (nếu có). 

Theo Báo Mới

Trao đổi thông tin

Quý khách có thể dùng mẫu bên dưới để trao đổi thông tin với chúng tôi.

Authenticate image

Vui lòng nhập vào thông tin phía trên để trao đổi

Quản lý tài khoản

Trợ giúp

Giới thiệu